Bí quyết thủ hòa khi chơi cờ vua
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem một ván cờ thế nào là hòa? Người chơi cờ vua cần chú ý những gì để tránh hòa cờ khi thế cờ mình mạnh hơn? Dạy cách nhận biết những thế cờ hòa cơ bản theo Luật.
- Thông tin chi tiết
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem một ván cờ thế nào là hòa? Người chơi cờ vua cần chú ý những gì để tránh hòa cờ khi thế cờ mình mạnh hơn? Dạy cách nhận biết những thế cờ hòa cơ bản theo Luật.
Theo Luật cờ vua mới nhất do Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) ban hành năm 2015, một ván cờ được coi là hòa khi hai bên không thể giành chiến thắng lẫn nhau. Luật cờ vua quy định, ván cờ được xử hòa khi rơi vào các trường hợp sau:
1. Hòa về lực lượng:
Một ván cờ sẽ được trọng tài xử hòa khi không có bên nào còn đủ lực lượng để chiếu hết đối phương. Ván cờ hòa dạng này thường xuất hiện khi rơi vào các thế cờ sau:
- Vua chống Vua.
- Vua và Mã chống Vua.
- Vua và Tượng chống Vua.
Một số trường hợp còn đủ lực lượng để chiếu hết Vua đối phương, trên lý thuyết vẫn có thể thắng như Vua với hai Mã chống Vua, thế nhưng thực tế câc đấu thủ thường hòa ngay vì rất ít khi bên còn mỗi mình Vua đi sai để bị chiếu hết.
2. Hòa bất biến ba lần:
Trong một ván cờ, nếu một hình cờ được lặp lại ba lần thì ván cờ đó được xử hòa. Người chơi cần ngay lập tức báo trọng tài để xác nhận kết quả hòa cờ này.
3. Hòa do hết nước đi (PAT):
- Khi đến lượt một bên đi, vua không bị chiếu nhưng hết nước đi hợp lệ thì ván cờ đó được xử hòa theo Luật "hòa PAT".
- Đối với người mới học chơi cờ vua, thường hay để đối phương "hòa PAT" do ham phong Hậu khi đối phương chỉ còn mình Vua...
- Đối với người chơi cờ vua lâu năm: Thế cờ "hòa PAT" thường xảy ra khi xử dụng một số đòn chiến thuật khiến đối phương dù thế cờ mạnh hơn nhưng vẫn không thể tránh được thế "hòa PAT".
Vì vậy khi chơi cờ vua dù bạn là người có kinh nghiệm hay mới chơi cần lưu ý thế cờ hòa PAT này.
Lượt Đen đi, ván cờ sẽ hòa PAT do Đen hết nước đi và không bị chiếu.
4. Hòa 75 nước:
Khi chơi cờ vua, nếu trong vòng 75 nước đi không có quân nào của hai bên bị bắt và cũng không có nước Tốt nào được thực hiện thì ván cờ cũng được xử hòa. Trọng tài sẽ căn cứ vào biên bản ghi chép ván đấu để xử hòa khi có yêu cầu của người chơi.
5. Hòa theo thỏa thuận:
Ván cờ được xử hòa khi có sự đồng ý của cả hai người chơi. Quy trình như sau:
- Đến lượt bạn đi, bạn có quyền đề nghị đối thủ hòa cờ.
- Với lời đề nghị hòa cờ này, đối thủ có thể chấp nhận hòa hoặc không. Nếu đối thủ đồng ý hòa, ván cờ sẽ được trọng tài xử hòa ngay lập tức. Nhưng nếu đối thủ không đồng ý và từ chối hòa, ván cờ vẫn sẽ tiếp tục.
Lưu ý:
- Bạn chỉ được phép đề nghị hòa khi đến lượt bạn đi. Nếu bạn đề nghị hòa khi đang lượt đối phương đi, bạn sẽ mắc lỗi tác phong.
- Trong một số giải, điều lệ quy định ván cờ phải quá 30 nước mới được phép hòa theo hình thức này để tránh tình trạng không đánh hoặc đánh vài nước rồi bắt tay nhau hòa.
Để có thể chơi cờ vua giỏi, chơi cờ vua một cách bài bản, chơi cờ vua nâng cao hãy đăng ký tham gia các khóa học cờ vua. Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ nhận cung ứng gia sư dạy kèm cờ vua tại nhà. Đến với chúng tôi người học hoàn toàn yên tâm với chất lượng dạy và học của đội ngũ gia sư cờ vua chuyên nghiệp. Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ cam kết sẽ đảm bảo cho quý học viên chất lượng dịch vụ tốt nhất để quý vị yên tâm khi học với Gia sư cờ vua của chúng tôi. Mọi nhu cầu cần tìm gia sư dạy cờ vua tại nhà xin liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ – NHẬN DẠY CỜ VUA TẠI NHÀ
HOTLINE : 090 333 1985 – 098 787 0217 (Cô Mượt)
Website : http://daycovua.com
Email : giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
- Thông tin cùng loại